Tuesday, January 23, 2018

Ghi nhanh


  1. Ngày đi làm chính thức thứ hai sau khi kết thúc giai đoạn thử việc, bắt đầu nghiêm túc với việc mỗi sáng phải cong mông chạy để chấm công cho kịp giờ. 
  2. Hôm nay tuyển U23 Việt Nam đá trận bán kết với Quatar, mặc cho sếp vẫn đang vò đầu vứt tóc với 3.000 đồng bị lệch, đám nhân viên vẫn loi nhoi túm tụm lại cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Cảm giác hồi hộp đến nghẹt thở trên những chấm luân lưu cuối cùng thực sự khiến cho những người vốn chẳng hề yêu thích bóng đá, nay cảm nhận được lí do hàng triệu triệu người đam mê trái bóng tròn đến vậy. Giờ thì mình đang phải giải quyết con số lệch của mình, không nhiều lắm, có khoảng 7.000 tỉ thôi mà.
  3. Cứ mỗi lần có trận đấu nào quan trọng là những ngụy biện Lời tiên tri tự hoàn thành ("Self-fulfilling prophecy") và Thiên kiến xác nhận (Confirmation bias) được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết. Mình không dùng từ "ngụy biện" trong ý tiêu cực, thực ra mình vẫn dùng ngụy biện để huyễn hoặc bản thân mình hàng ngày và trong một chừng mực nào đó, nó vẫn tốt.
  4. Nay đọc được một câu của Charlie “Tremendous” Jones: "You are the same today as you'll be in five years except for two things: the books you read and the people you meet”. (Tạm dịch: “Con người bạn ngày hôm nay sẽ giống hệt như bạn 5 năm sau, chỉ khác ở hai thứ: những cuốn sách bạn đọc và những người bạn gặp”). Ngoại trừ giai đoạn 2 năm đầu từ 20 đến 21 tuổi, mình hầu như không cảm thấy gì, nhưng từ lúc chính thức đi làm (22 tuổi) đến giờ, con người mình thay đổi rõ rệt. Có chỗ tốt, có chỗ không, nhưng không thể phủ nhận những cuốn sách mình đọc đã kiến tạo nên suy nghĩ trong đầu mình, những con người mình tiếp xúc đã phần nào định hình nên con người bên ngoài của mình hiện giờ. Và, mình không hề hối hận khi đã thay đổi như vậy.
  5. Mình cho rằng, những vấn đề của bạn, những khó khăn bạn gặp phải, vốn dĩ chỉ mình bạn giải quyết được. Than thở với người này người kia, buông vài lời trách móc trên facebook thực chất không hề giúp bạn giải tỏa hoặc tìm ra cách giải quyết tốt hơn (có nghiên cứu của khoa học chứ mình không nói bừa). "Đưa nhau đi trốn" hoặc tìm một "Người lạ ơi" nào đó không thể giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Lạ cái là người ta thường thích đóng vai nạn nhân (victim mindset) thay vì vai trò người làm chủ (creator mindset). 
  6. Đọc thêm tại đây
  7. Dĩ nhiên, việc chia sẻ những vấn đề của bạn với những người thân (gia đình, bạn thân, vợ chồng, bạn trai/bạn gái) lại được khuyến khích. Thực chất cái mà họ đem lại cho bạn không phải là những lời khuyên giáo điều, những lời an ủi có cũng như không, cái họ đem lại cho bạn là cảm giác được lắng nghe và tạo cho bạn cảm giác có một nơi nào đó bạn thuộc về. Cái này thì đến giờ mình vẫn cứng đầu chưa chịu thay đổi.


Post a Comment

Start typing and press Enter to search