Mình may mắn khi hoàn thành chứng chỉ ACCA trong một khoảng thời gian tương đối, không đến nỗi quá dài. Trong quá trình học mình cũng đúc kết ra được một số kinh nghiệm nên muốn thông qua chuỗi bài viết này có thể giúp ích cho các bạn học ACCA một cách hiệu quả hơn. Tất cả những kinh nghiệm này chỉ là của cá nhân mình nên mình (chắc chắn) sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn áp dụng và fail nhé :v
Mở đầu cho chuỗi bài viết này, mình sẽ viết về những tài liệu ngày trước mình dùng để học và mình tin là sẽ rất nhiều thứ liên quan chứ không chỉ giới hạn trong ba quyển sách bên dưới đâu:
Với những loại tài liệu học bên dưới, mình chỉ liệt kê tham khảo và không đi sâu vào chi tiết cũng như nhận xét, đánh giá từng loại tài liệu vì mỗi người sẽ có một cách lựa chọn tài liệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo danh sách bên dưới và tự build cho mình một set tài liệu học ưng ý.
1. Textbooks (sách giáo khoa), revision books (sách bài tập)
Nhắc đến tài liệu học ACCA thì mình quan sát thấy hầu hết mọi người xung quanh mình dùng sách của BPP. Tuy nhiên, ngoài BBP ra thì còn rất nhiều giáo trình đến từ những nhà xuất bản (NXB) khác, có thể kể đến là Kaplan, Becker, ATC, Emile Woof,... Tùy vào điều kiện tài chính, khả năng đọc hiểu mà bạn có thể lựa chọn và sử dụng bộ sách của nhà xuất bản mà mình thích. Hồi mình học thì mình nhảy qua nhảy lại khá nhiều NXB chứ không chỉ học mỗi sách của BPP. Ví dụ bên dưới là sách mình học môn P7 của Emile Woof:
Một lưu ý là hiện giờ trên trang chủ ACCA, danh sách Approved Content Providers chỉ còn BPP, Kaplan, Becker (xem thêm tại đây) nên các bạn nên cẩn trọng trước khi mua. Tốt nhất là đọc thử vài trang xem có hợp cách viết không rồi hãy quyết định chọn.
Nói dông dài là vậy, chứ thực ra lúc học mình cũng chỉ dùng sách của BPP, vì được công ty tài trợ :v Trong lúc học mình cũng không dùng textbook nhiều vì không đủ thời gian, chủ yếu là đọc Notes và làm bài tập trong revision kits thôi. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên đọc textbooks nếu có điều kiện vì ngoài ra kiến thức để đi thi, textbooks còn cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích cho công việc. Thỉnh thoảng mình vẫn đọc lại sách P3 - Business Analysis và P5 - Performance Measuremance để ôn lại kiến thức, P2 - Corporate Reporting thì đọc đi đọc lại thường xuyên vì nhu cầu công việc.
2. Passcards/notes
Passcard hay notes nói đơn giản là những tài liệu tóm tắt lại kiến thức trong textbooks. Mình đánh giá tài liệu này là cực kì quan trọng cho tất cả các môn học, nhất là ở giai đoạn review lại kiến thức. Với mỗi topic, thường thì mình sẽ đọc sơ textbook một lần để nắm ý, sau đó thì chỉ đọc passcard/notes thôi chứ không quay lại textbook nữa. Cá nhân mình thấy chỉ cần nắm chắc kiến thức trong passcard/notes là khả năng đậu của bạn đã rất cao rồi, đặc biệt là với các môn lý thuyết (F8, P1, P3, P5, P7).
Mỗi nhà xuất bản ở trên đều có bán passcard hoặc notes đi kèm. Cá nhân mình đánh giá cao notes của Get Through Guides, vì có màu sắc và hình minh họa đi kèm giúp ghi nhớ tốt hơn chứ không đơn thuần một màu xám u ám như của BPP. Mình sử dụng Notes của GTG cho tất cả các môn level Professional (trừ P2 vì mình dùng notes của FTMS). Ví dụ bên dưới là một topic của môn P3:
Tuy nhiên, với mục đích hệ thống hóa lại kiến thức thì hầu hết các trung tâm dạy ACCA ở Việt Nam (FTMS, Smart Train, Vietsourcing,...) đều tự tổ chức biên soạn lại các phần kiến thức trọng tâm. Có điều chất lượng thì tùy môn và tùy thầy cô soạn. Cá nhân mình thấy notes của môn F8 (của cô gì mình không nhớ tên) và P2 (thầy Billy Ang) của FTMS cực kì tốt, bạn có thể mượn bạn bè hoặc liên hệ trung tâm để mua.
Một số nguồn khác:
Khá nhiều bạn dùng notes của trang web này, mình thì không đánh giá cao lắm vì cảm thấy họ viết không đầy đủ, học rất bất an. Một topic dài vài chục trang mà tóm lại trong vài ba trang, ít sử dụng chart hay graph nên khó nhớ. Tóm lại là cá nhân mình không khuyến khích dùng lắm.
Trang này cho phép bạn tải về các mindmap đã được làm sẵn của tất cả các môn. Khá hữu dụng với bạn nào thích học bằng cách sử dụng mindmap, mình thì tải về để đó nhưng không sử dụng vì thấy đọc trong Notes là đủ rồi :v
3. Course
Nhiều bạn hỏi mình học ACCA có cần thiết phải đến học ở trung tâm không. Mình thường trả lời là "tùy môn", một số môn thiên về tính toán như (F5, F6, F7, F9, P2, P4) nếu tự học sẽ rất mệt vì một số chỗ khá là khó hiểu. Tuy nhiên, những môn lý thuyết còn lại thì bạn đều có thể tự học được (F8, P1, P3, P5, P7).
Với các môn level Professional, mình chỉ đi học môn P2 của thầy Billy Ang ở FTMS. Mặc dù đi học nhưng vẫn có những chỗ mơ hồ, phải xem đi xem lại rất nhiều lần (share-based payment, employee benefit, financial instruments). Thêm nữa là thầy dạy rất nhanh, đôi lúc cúi đầu ngẩng lên là đã thấy thầy bay sang vấn đề khác rồi. Cần lưu ý là các môn P ở FTMS dạy bằng tiếng Anh với giáo viên nước ngoài nhé. Thường lịch học sẽ là học liên tiếp trong hai ngày cuối tuần từ sáng đến chiều. Hồi đó mình chỉ học được đến tầm khoảng 3 giờ chiều là thấy đầu óc lùng bùng, không tiếp thu nổi nữa rồi, lúc đó thường thì chuồn về sớm hoặc ráng ngồi bật điện thoại ghi âm để về nghe lại.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra nữa là nếu tự học ở nhà mà gặp những chỗ vẫn không hiểu thì sao? Mình sẽ trả lời câu hỏi này ở một bài viết khác, nhưng nói chung, kinh nghiệm của mình là khi đọc đi đọc lại vẫn không hiểu, ngay cả khi tham khảo những bạn học xung quanh thì tốt nhất là nên bỏ qua :v
Bạn nào thích tự học online thì có thể đăng kí một số khóa học ACCA trên mạng (Việt Nam hình như cũng có hình thức dạy online này rồi). Cách học này có thể tiết kiệm chi phí hơn thay vì đến học ở trung tâm, ngoài ra cách học này cũng khá linh động khi bạn có thể học bất cứ lúc nào rảnh, chỗ nào không hiểu thì có thể tua đi tua lại được. Mình may mắn được một anh bạn share cho bộ tài liệu cực kì hay của London School of Business and Finance. Chất lượng mình đánh giá là rất ổn.
Mình thường convert những file video này ra audio, chép vào điện thoại rồi mở ra nghe trên đường đến công ty và từ công ty về nhà, vậy là mỗi ngày mình sẽ có thêm một giờ học thụ động, cứ vậy nhân lên. Ngày nào cũng tuần tự như vậy nên kiến thức cũng tự động nạp vô đầu, mình cũng không thấy phí thời gian chạy xe hít bụi trên đường :3
4. Một vài nguồn khác
Trang này tập hợp lại các dự báo những topic sẽ ra chờ từng môn thi. Nguồn thì chắc là từ các NXB nhưng mình không kiểm chứng được. Hồi đó nhờ xem trang này mà mình cũng trúng tủ được vài môn như F8 (topic audit payroll expense), P2 (topic cashflow :v), P3 (model 5F), các môn còn lại bị trật nên mình khuyến nghị là những topic trong trang này chỉ nên dùng để tham khảo, hoặc bí quá học không kịp thì học tủ vài topic trên này, biết đâu may mắn trúng.
Trang resources chính chủ của ACCA này có nhiều tài liệu rất hay mà mọi người thường bỏ sót. Bạn có thể tìm thấy một số tài liệu khá hay như là:
- Pass exams: đề thi của những năm trước, rất cần thiết và bắt buộc phải làm hết trước khi thi.
- Technical articles: tương truyền là những articles mới ra sẽ rất relevant đến các topic sắp ra của kì thi sắp tới nên nếu có thời gian bạn nên dành thời gian lướt qua một lần. Mình trúng tổ các môn F8, P2, P7 nhờ đọc trước những bài articles này. Thiết nghĩ bạn cũng không nên bỏ qua.
- Guidance from examine team: nên đọc để biết những common mistakes của những người thi trước.
- Self-study guides: đây là một tài liệu rất rất hay và mình highly recommend cho tất cả những ai học ACCA. Trong này sẽ bao gồm hầu như mọi thông tin bạn cần biết cho kì thi bạn sắp thi sắp tới cùng với những recommend, guidance từ ACCA. Trong này cũng có sẵn cả checklist để bạn tự lên lịch học của mình sao cho phù hợp. Mình sẽ nói thêm về cách soạn thời khóa biểu học ACCA sao cho hợp lí ở bài viết sau (hi vọng vậy).
Phù, hết rồi, hi vọng là với những tài liệu mình giới thiệu ở trên có thể giúp tăng tỉ lệ đậu của các bạn lên một phần nào đó. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm "học tủ" hiệu quả hơn với chức năng index và repetition.
bạn còn tài liệu FTMS notes F8 không ? cho mình xin với , hình như họ hết bán rồi, mình xin trên group cũng không ai cho, có bạn gửi qua email giúp mình : nguyenphuocquyhao87@yahoo.com, thanks ban nhiều
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete